Tags: Hồ Chí Minh, Việt Nam, xã hội chủ nghĩa, Phổ Cập Giáo Dục, nhu cầu cơ bản, xã hội học, có ý nghĩa, xây dựng, tư tưởng, tấm gương, sáng tạo, văn hoá, học tập, làm, song
Học, làm, sống: ba nhu cầu cơ bản của con người, ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ, mọi vị trí xã hội. Một xã hội đáp ứng tốt nhất cả ba nhu cầu cơ bản của dân là xã hội học tập theo tư tưởng Hồ Chí Minh: “Ai cũng được học hành. Học hành sáng tạo suốt đời. Công nông trí thức hoá. Dân tộc thông thái”. Một nhà trường vì nhu cầu “học, làm, sống tốt” của xã hội học tập là “nhà trường xã hội chủ nghĩa”: “Học đi với lao động. Lý luận đi với thực hành. Cần cù đi với tiết kiệm”: học tốt (học đi với lao động, với thực hành), làm tốt (lao động, thực hành đi với học), sống tốt (cần, kiệm). Xây dựng xã hội học tập không phải chỉ vì nhu cầu học, theo nghĩa hẹp là xã hội hoá giáo dục, mà phải nhằm cả ba nhu cầu học – làm – sống của dân. Trong thực tiễn cuộc sống, toàn Đảng, toàn dân, toàn dân phấn đấu “học, làm, sống theo tư tưởng và tấm gương Hồ Chí Minh” làm phấn đấu “học tốt, làm tốt, sống tốt”, “học hay, làm sáng tạo, sống văn hoá”á, xây dựng thành công xã hội học tập Việt Nam công bằng, dân chủ, văn minh. Mỗi người dân Việt Nam phấn đấu thi đua phát huy tốt nội lực tự học – tự làm – sáng tạo suốt đời, đạt chuẩn phổ cập giáo dục theo độ tuổi, làm kinh tế giỏi, có đổi mới, sáng tạo, có tay nghề 1-2 năm sau trung học ở độ tuổi đại học, sống văn hoá, cần kiệm, lành mạnh, trung thực, nhân nghĩa. Mỗi nhà trường phấn đấu thi đua trở thành “nhà trường xã hội chủ nghĩa”, hướng dẫn cho học trò biết cách học, cách làm, cách sống theo tư tưởng và tấm gương Hồ Chí Minh, phát huy nội lực tự học - tự làm - sáng tạo để làm người lao động tri thức có lý tưởng độc lập dân tộc và xã hội chủ nghĩa, có phẩm chất tốt đẹp của dân tộc, có năng lực, bản lĩnh sáng tạo đáp ứng yêu cầu mới của đất nước. Mỗi gia đình phấn đấu thi đua xây dựng “gia đình hiếu học ba tốt”, đạt trình độ phổ cập giáo dục theo độ tuổi, làm ăn giỏi, có tay nghề sau trung học ngắn hạn ở độ tuổi đại học, sống văn hoá, quan hệ hợp tác, hài hoà, lành mạnh, trong gia đình, trong cộng đồng. Xây dựng “xã phường ba tốt”: phổ cập giáo dục trung học tốt, làm kinh tế giỏi, có tỷ lệ tay nghề 1-2 năm sau trung học cao, sống văn hoá, không có tệ nạn và tiêu cực xã hội. Xây dựng doanh nghiệp ba tốt: năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, gắn kết sản suất với ứng dụng khoa học kỹ thuật và đào tạo nhân lực, người lao động phấn đấu có trình độ trung học và tay nghề sau trung học ngắn hạn, xây dựng văn hoá doanh nghiệp, quan hệ hợp tác trung thực, cạnh tranh lành mạnh. Ba cuộc vận động: “Làm kinh tế giỏi”, “Xây dựng đời sống văn hoá”, “Xây dựng xã hội học tập” trên ba lĩnh vực cụ thể, vì ba nhu cầu cơ bản của dân, nay có thể tìm được sự thống nhất biện chứng trong một cuộc vận động cách mạng đổi mới chung: “Toàn dân đoàn kết thi đua “học tốt, làm tốt, sống tốt”, “học hay, làm sáng tạo, sống văn hoá”, “học, làm, sống theo tư tưởng và tấm gương Hồ Chí Minh”. Trong chiến tranh nhân dân, cả nước: một chiến trường. Toàn dân đoàn kết đánh giặc cứu nước. Trong thời kỳ đổi mới, cả nước: một xã hội học tập. Cả nước: một ý chí: “học, làm, sống theo tư tưởng và tấm gương Hồ Chí Minh”, “học hay, làm sáng tạo, sống văn hoá”. Toàn dân đoàn kết thi đua học tốt, làm tốt, sống tốt, phấn đấu làm nên Điện Biên Phủ xoá mù tin học – phổ cập bậc trung học trước năm 2020 và Điện Biên Phủ xoá mù nghề – phổ cập đào tạo nghề sau trung học ngắn hạn và năm 2020, xây dựng nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp, xã hội ta thành một xã hội học tập công bằng, dân chủ, văn minh. Xã hội học tập chỉ có thể hình thành và phát triển khi hệ thống chính trị các cấp biết cách phát huy nội lực và tiềm năng trí tuệ sáng tạo của toàn dân trên “Mặt trận khuyến học – khuyến học – khuyến tài – khuyến đức”: Coi trọng hoạt động khuyến học, “đem tài dân, của dân, sức dân” giúp cho mọi người đều có học, có tài, có đức, cho ai cũng có năng lực học – làm – sống theo tư tưởng và tấm gương Hồ Chí Minh, vận động nhà trường phấn đấu trở thành “nhà trường xã hội chủ nghĩa”, xây dựng “gia đình hiếu học”, “trung tâm học tập cộng đồng”, “đại học cộng đồng”, xây dựng xã, phường, cộng đồng, cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, doanh nghiệp “học, làm, sống tốt”. Đẩy mạnh hoạt động khuyến tài: Tạo môi trường cho các tài năng chớm nở, phát huy nội lực tự học- tự làm- sáng tạo, làm cho nhà trường thành vườn ươm nhân tài, khắc phục các phương pháp dạy- tiếp thu thụ động một chiều làm thui chột mầm mống nhân tài. Cần phát huy tâm lý không chịu thoả mãn với chất lượng, hiệu quả việc làm hiện tại, luôn sẵn tìm ý tưởng độc đáo, không ngừng cải tiến, đổi mới, vươn lên các đỉnh cao sáng tạo tri thức mới, cách làm mới, công nghệ mới, tạo điều kiện thuận lợi cho người tài phát triển tiềm năng sáng tạo, thu hút nguồn nhân tài trong nước và ngoài nước hướng về xây dựng Tổ quốc. Tránh hoang phí người tài, lãng phí chất xám, sử dụng người hư tài quản lý người thực tài. Tăng cường hoạt động khuyến đức: Hỗ trợ nhà trường tăng cường giáo dục lý tưởng, đạo đức, khắc phục nạn học gian thi lận, bằng thật, học giả, hư học, hư làm, hư tài. Hỗ trợ gia đình xây dựng môi trường giáo dục nếp sống và nhân cách. Vận động các cộng đồng, xã, phường xây dựng đời sống văn hoá, văn minh, đậm đà bản sắc dân tộc, khắc phục các tệ nạn và tiêu cực xã hội. Hỗ trợ người tài, loại bỏ tật, có tài đức vẹn toàn.
Vũ Oanh
(Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam)
| ||
Việt Báo
(Theo_DanTri Nguồn : http://vietbao.vn/Giao-duc/Hoc-lam-song-theo-Tu-tuong-va-tam-guong-Ho-Chi-Minh/30080063/225/ |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét